Viêm loét miệng là gì?

lở miệng

Loét mụn rộp.                             Vết loét miệng

Viêm loét miệng là gì?

Các kích ứng và các tổn thương vùng miệng đó là các vết sưng, các đốm, các vết loét trong miệng, trên môi, hay lưỡi của bạn. Dù rằng có nhiều dạng viêm loét miệng, nhưng thường gặp là viêm áp-tơ, loét mụn rộp, bạch sản, và nấm miệng Candida. Phần dưới đây sẽ trình bày về vấn đề này. Nếu bạn bị đau miệng thì không phải chỉ có mình bạn mà có khoảng 1/3 dân số cũng mắc bệnh này. Dù sao các kích ứng, và các tổn thương này cũng có thể gây đau, mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống, và nói. Bạn nên tới nha sĩ khám khi có bất kỳ một vết loét trong miệng nào kéo dài hơn một tuần. Thông thường nha sĩ sẽ làm sinh thiết (lấy mẫu mô để kiểm tra) để xác định nguyên nhân và tầm soát được một số bệnh nguy hiểm như ung thư và HIV.
Làm thế nào để biết mình bị viêm loét hay có tổn thương vùng miệng?

Những dấu hiệu sau có thể nhận biết được vết loét hay tổn thương ở miệng:
  • Các vết loét ở miệng là những vết sưng trắng nhỏ hoặc những vết loét có viền đỏ. Các vết loét trắng thường không lây nhiễm, nhưng thường dễ bị nhầm lẫn với loét mụn rộp do virus Herpes gây ra. Nên nhớ rằng các vết loét chỉ xảy ra bên trong miệng, còn loét mụn rộp thường xảy ra cả bên ngoài miệng. Các vết loét có thể tái đi tái lại, có thể nhỏ hoặc lớn hoặc dạng chùm như Herpes (nhóm hoặc cụm).
  • Các vết loét miệng phổ biến và thường tái phát. Mặc dù không rõ nguyên nhân chính xác, nhưng một số chuyên gia cho rằng có thể do liên quan đến vi khuẩn, virus, hoặc vấn đề của hệ miễn dịch. Các yếu tố nguy cơ gồm có căng thẳng (stress), chấn thương, dị ứng, hút thuốc, thiếu sắt hay vitamin, vấn đề di truyền.
  • Loét mụn rộp còn được gọi là sốt vỉ hay herpes simplex là một nhóm có biểu hiện đau, có những cụm loét mụn rộp xung quanh môi, có khi ở dưới mũi hoặc quanh cằm. Nguyên nhân thường là do virus nhóm Herpes và có khả năng lây nhiễm cao. Sự nhiễm virus nguyên phát thường xảy ra ở trẻ nhỏ, có khi không có triệu chứng, và có thể nhầm lẫn với cảm lạnh hay cúm. Một khi bị nhiễm, virus tồn tại trong cơ thể và thỉnh thooảng gây những đợt tái phát. Tuy nhiên ở đa số người thì virus tồn tại ở dạng không hoạt động.
  • Bạch sản có biểu hiện là một mảng dày, màu trắng ở mặt trong của má, nướu hay lưỡi. Bệnh thường liên quan tới hút thuốc, các hình thức dùng thuốc lá khác, ngoài ra còn có hàm giả không khít sát, răng bị gãy, cắn má. Ước tính có khoảng 5% bạch sản tiến triển thành ung thư nên nha sĩ có thể phải lấy mẫu mô để kiểm tra. Bạch sản thường hết sau khi ngưng dùng thuốc lá.
  • Nhiễm nấm Candida — nấm miệng — là bệnh do nhiễm nấm men Candida albicans, biểu hiện là những mảng mịn màu trắng-vàng hay đỏ trên các bề mặt ẩm ướt trong miệng. Có thể bị đau phần mô bên dưới vết tổn thương. Nấm miệng thường gặp ở những người mang hàm giả, trẻ sơ sinh, những đối tượng bị suy giảm sức khỏe do bệnh tật và những người có vấn đề về hệ miễn dịch. Những người bị khô miệng, người đang được điều trị kháng sinh hay mới vừa được điều trị kháng sinh cũng dễ bị nhiễm nấm.

Điều trị các kích ứng hay các tổn thương vùng miệng như thế nào?

Điều trị còn tùy thuộc vào dạng bệnh mà bạn mắc phải. Với hầu hết những dạng bệnh thường gặp như đã nói ở trên, điều trị như sau:

  • Viêm loét miệng — thường tự lành sau 7 – 10 ngày, mặc dù vẫn hay có những đợt tái phát. Các loại thuốc bôi không cần kê toa và những chất giảm đau có thể làm xoa dịu tạm thời. Súc miệng bằng những loại nước súc miệng kháng khuẩn có thể làm giảm kích thích. Đôi khi bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ phát.
  • Loét mụn rộp — mụn nước thường lành sau 1 tuần. Vì không có một cách thức chữa trị nào đối với nhiễm Herpes, loét mụn rộp có thể tái phát vào những đợt căng thẳng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, dị ứng, hoặc sốt. Thuốc tê bôi tại chỗ có thể tạm thời làm lắng triệu chứng. Các thuốc kháng virus có thể làm giảm tình trạng này – nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Bạch sản — điều trị bằng cách loại bỏ những yếu tố nguyên nhân như ngưng dùng thuốc lá, thay hàm giả nếu không khít sát. Nha sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh của bạn, khám tổn thương khoảng 3 – 6 tháng/lần, tùy thuộc vào loại tổn thương, vị trí, cũng như kích thước.
  • Nhiễm nấm Candida — điều trị gồm có kiểm soát những tình trạng gây bùng phát bệnh.
    • Làm sạch hàm giả, tháo gỡ hàm giả vào ban đêm cũng là yếu tố quan trọng.
    • Nếu nguyên nhân do các kháng sinh, thuốc ngừa thai dạng uống, nên giảm liều và thay đổi cách điều trị.
    • Nước bọt nhân tạo có thể cải thiện được tình trạng khô miệng.
    • Có thể dùng thuốc kháng nấm khi nguyên nhân tiềm ẩn là không tránh khỏi và không thể chữa trị.
    • Vệ sinh răng miệng tốt cũng là một yếu tố quan trọng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét